TRUNG TÂM SIM PHONG THỦY - SIM SỐ ĐẸP PHONG THỦY VIỆT NAM

Bí quyết dạy con thành tài

Bạn có thể tiếc nuối nhiều về tuổi thơ của mình nhưng đừng bao giờ cho con mình một tuổi thơ đầy hối tiếc vì những đứa trẻ tuy bình thường nhưng chỉ cần được giáo dục đúng cách sẽ có thể trở thành thiên tài!

Thái Tiếu Vãn – tác giả cuốn Sự nghiệp làm cha là một minh chứng điển hình về việc áp dụng phương pháp dạy con thành tài. Quan điểm của người cha bình thường ấy rất đỗi giản dị: Làm cha là sự nghiệp cả đời! Ông từng nói rằng nuôi dạy con thành tài là sự nghiệp bức thiết suốt một đời làm cha mẹ. Nó mãi mãi là việc quan trọng nhất trong mọi công việc hàng ngày! Ông chỉ là một người cha bình thường nhưng đã nuôi dạy được sáu người con thành tài. Con trai cả - Thái Thiên Văn, Tiến sĩ của trường Đại học Cornell (Mỹ) – một trong những giáo sư danh dự trẻ tuổi nhất của trường Đại học Pennsylvania. Con trai thứ hai - Thái Thiên Vũ, được lớp tài năng của trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc cử đi học nghiên cứ sinh Tiến sĩ CASPEA do Giáo sư Lý Chính Đạo hướng dẫn, hiện làm Phó Tổng giám đốc điều hành Công ty Goldman Sachs của Mỹ. Con trai thứ ba - Thái Thiên Sư, tốt nghiệp học viện Ngoại ngữ Bắc Kinh, từng nhận được lời mời vào học tại trường Đại học St. John’s của Mỹ. Con trai thứ tư - Thái thiên Nhuận, tốt nghiệp khoa Y, trường Đại học Y Hoa Tây, từng được Đại học Arkansas State của Mỹ nhận làm nghiên cứu sinh Tiến Sĩ, hiện đang chuẩn bị mở bệnh viện tư ở Thượng Hải. Con trai thứ năm - Thái Thiên Quân, tốt nghiệp Thạc sĩ, trường Đại học Khoa học Kỹ Thuật Trung Quốc, hiện đang làm việc tại ngân hàng Kiến Thiết Trung Quốc. Con gái út - Thái Thiên Tây, 14 tuổi thi đỗ lớp tài năng Đại học Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc, 18 tuổi thi đỗ Tiến sĩ do Học viện Bách Khoa Massachusetts, 22 tuổi nhận học vị Tiến sĩ chuyên ngành Thống kê sinh vật học trường Đại học Harvard, hiện là một trong những Phó giáo sư trẻ tuổi nhất của Đại học Havard.

Khi được Giáo sư Đại học Havard và các bậc phụ huynh hỏi về bí quyết nuôi dạy các con thành tài, ông luôn nhấn mạnh sự nghiệp của mình là “làm cha”. Với ông, “làm cha” là sự nghiệp bắt buộc và trở thành một người cha thành công cũng phải có nghệ thuật. Ông tin rằng cơ hội sẽ đến với người có chuẩn bị kỹ càng nên ông đã chuẩn bị sớm hơn và xa hơn những người khác. Đây là sự khác biệt trong cách giáo dục của ông:

* Trong khi những bậc cha mẹ khác coi giai đoạn từ 0 – 3 tuổi là giai đoạn trẻ chưa tiếp thu tri thức và nhận biết thế giới, để khoảng thời gian khai phá trí tuệ quý báu nhất của trẻ trôi qua một cách vô ích thì ông lại cho rằng có thể giáo dục con trẻ ngay từ nhỏ nên đã cố gắng hết sức tiến hành giáo dục sớm cho con ngay từ những năm tháng đầu đời.

* Trong khi các bậc cha mẹ khác vui mừng khi thầy học lực của con minh nhỉnh hơn chúng bạn đôi chút và hài lòng với những giải thưởng cao trong các cuộc thi của con thì ông lại cố gắng nghĩ cách làm thế nào để con có thể phát huy hết ưu thế của mình, tranh thủ thời gian cho con học vượt lớp hoặc theo học lớp tài năng

* Trong khi các bậc cha mẹ khác luôn ca ngợi sự xuất sắc của con với mọi người, vô tình tăng thêm áp lực cho con thì ông cố gắng hết sức để con không quá thể hiện mình và được sống trong một môi trường yên bình, không áp lực, tự do phát triển bản thân theo ý nguyện của chính mình

* Trong khi các bậc cha mẹ khác thở phào nhẹ nhõm và coi việc thi đỗ đại học là chiến thắng cuối cùng của con thì ông luôn nhắc nhở con rằng, đó mới chỉ là điểm khởi đầu trên con đường tìm hiểu tri thức.

Với tác giả - một người chưa có thành tựu nổi bật thì làm cha chính là sự nghiệp và các con chính là ánh sáng huy hoàng rực rỡ nhất, lý tưởng nhất xuyên suốt cuộc đời. Nếu chỉ dựa vào ý chí bản thân và phương pháp giảng dạy của các thầy giáo thì chưa đủ, chắc chắn phải có phương pháp khoa học. Sau đây là năm kinh nghiệm thiết thân của ông:

- Thứ nhất, coi việc nuôi dạy con thành tài là sự nghiệp của bản thân, đặt lên vị trí hàng đầu trong các công việc hàng ngày, chấp nhận hi sinh mọi thứ vì mục đích đó.

- Thứ hai, dùng tình yêu để tạo không khí học tập, bồi dưỡng và hỗ trợ lòng tự trọng và sự tự tin cho trẻ.

- Thứ ba, những việc muốn con trẻ làm được trước tiên mình phải làm được. Dùng ý chí để khuyến khích ý chí phấn đấu, dùng khí phách để bồi dưỡng khí phách, dùng đạo đức để cám hóa đạo đức, dùng lý tưởng vĩ đại để hướng bọn trẻ đi theo con đường vĩ đại.

- Thứ tư, dùng khó khăn để rèn ý chí, đưa ra những câu chuyện giàu triết lý thấm sâu vào tâm hồn con trẻ từ khi còn nhỏ, bồi dưỡng tinh thần kiên trì theo đuổi mục đích.

- Thứ năm, dùng phương pháp khoa học hướng dẫn con trẻ học sớm, học có chọn lọc, đồng thời bồi dưỡng khả năng tự học, phát triển thế mạnh, bồi dưỡng sở thích cho con trẻ.

Mong con thành tài dường như là tâm nguyện chung của tất cả các bậc làm cha mẹ. Hãy làm những việc người khác không nghĩ đến hoặc không dám nghĩ đến, hy sinh những điều người khác không muốn hy sinh. Chỉ khi coi việc nuôi dạy con thành tài là một sự nghiệp cần theo đuổi, chúng ta mới cảm nhận được giá trị mà gian khổ mang lại cho bạn là sự thỏa mãn về tinh thần và cũng là hạnh phúc lớn nhất của đời người. Nếu chọn sự nghiệp làm cha mẹ là sự nghiêp cần theo đuổi trong suốt cuộc đời thì việc chúng ta chăm sóc và dạy dỗ con cái chính là một sự hưởng thụ mà ông trời đã ban cho chúng ta: chúng ta được hưởng niềm vui của những ngày tháng sum vầy bên các con, được hưởng niềm hạnh phúc khi tận mắt thấy chúng trưởng thành.

Sự nghiệp làm cha là một câu chuyện dạy con cảm động lòng người. Những triết lý trong cuốn sách không quá cao sâu diệu vợi nhưng vô cùng không thiết thực. Mỗi câu chuyện đều tràn đầy tình yêu thương ấm áp và sự hy sinh trong hạnh phúc của người cha trước sự trưởng thành từng bước của các con. Ý thức và quan điểm giáo dục tiên tiến đem lại hiệu quả lâu dài đã khiến Sự nghiệp làm cha trở thành sách gối đầu giường của nhiều bậc phụ huynh.

Trích đoạn sách hay:

"Về việc dạy con sau khi đứa con đầu lòng chào đời, vợ chồng tôi tuyệt đối không dễ dàng nghe theo ý kiến của người khác, cũng không thường xuyên thay đổi phương pháp dạy con của mình. Vợ chồng tôi đã biên soạn những phương pháp khả thi và thiết thực nhất để có thể tiến hành giáo dục sớm cho con.

Thứ nhất, rèn luyện khả năng tập trung.

Chưa đầy một tháng tuổi, Thiên Văn đã có thể nhìn bố mẹ một cách chăm chú. Không lâu sau đó, cháu đã có thể tập trung ánh nhìn của mình vào cha mẹ theo nhịp đưa nôi của vợ chồng tôi từ trái sang phải, rồi lại từ phải qua trái. Sau này, chúng tôi thường xuyên dùng phương pháp này để rèn luyện con. Có lúc, chúng tôi dùng những đồ chơi màu sắc sặc sỡ hoặc phát ra âm thanh để làm cháu tập trung chú ý. Vợ chồng tôi từ từ tăng dần thời gian chú ý, từ một đến hai phút, rồi đến năm phút, thậm chí lâu hơn nữa. Lúc mới bắt đầu rèn luyện, khi xuất hiện tiếng động mạnh ở xung quanh, Thiên Văn liền dừng sự chú ý. Sau một thời gian rèn luyện, dần hình thành thói quen tập trung, kể cả có âm thanh lớn, thì cháu vẫn chú ý cao độ. Việc bồi dưỡng thói quen "chú ý" như vậy rất tốt cho khả năng tập trung sự chú ý của trẻ. Sau khi Thiên Văn trưởng thành, khi học tập hay làm việc luôn tập trung cao độ, thậm chí có thể chuyên tâm ngồi học ở những nơi đông người qua lại và nhiều thanh âm hỗn tạp như trên phố hay bên đường mà không hề bị phân tâm.

Thứ hai, rèn luyện lòng dũng cảm.

Sau khi Thiên Văn đầy tháng, tôi thường xuyên dùng hai tay nhấc bổng cháu lên cao. Mỗi lần như vậy, cháu đều tỏ ra rất "hoảng sợ". Khi đã quen, cháu chuyển từ cảm giác "hoảng sợ" sang "thích thú".

Thứ ba, không thể xem nhẹ việc dạy trẻ tập bò.

Quá trình rèn luyện mang lại nhiều hứng thú nhất là việc tập bò. Khi Thiên Văn được bốn tháng tuổi cũng là lúc mùa hè đến, chúng tôi để cháu ngủ trên gác xép. Có lần, vợ chồng tôi để cháu ngủ trong tư thế nằm ngửa, khi tỉnh dậy, thấy cháu đã di chuyển một quãng khá dài, lúc này vợ chồng tôi mới ngỡ ngàng nhận ra là cháu đã biết bò. Vì thế, chúng tôi bắt đầu rèn cho cháu tập bò. Và chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm: để cháu hứng thú tập bò, nên đặt trước mặt cháu một thứ đồ chơi cháu yêu thích nhất: đó là quả cầu nhỏ bằng da. Nhìn thấy quả cầu, cháu vội bò tới. Chúng tôi không để quả cầu ở quá xa mà đặt trong phạm vi khả năng của cháu, lúc cháu gần bắt kịp, lại đặt ra xa thêm một khoảng thích hợp. Cứ thế vài lần, cháu có thể kiên trì bò qua, nhanh chóng bò từ cửa trước sang cửa sau. Chỉ trong chốc lát, cháu đã bò hết quãng đường dài 12m. Cuối cùng, khi nắm được quả cầu nhỏ, cháu cười sung sướng vì chiến thắng. Nếu ngay từ đầu đặt quả cầu nhỏ quá xa sẽ khiến cháu mất hứng thú lấy cầu. Điều này gợi cho chúng tôi nhận thức được được rằng trong quá trình giáo dục sớm tại gia đình, cần phải xác định lượng công việc phù hợp, để con trẻ không cảm thấy quá nhẹ nhàng hay quá khó khăn, lấy hứng thú của trẻ làm giới hạn, như vậy mới mang lại hiệu quả rèn luyện tốt nhất.

Thứ tư, khích lệ bọn trẻ "tập bước đi đầu tiên".

Do được rèn luyện tập bò đúng cách, tứ chi của trẻ trở nên cứng cáp, cơ bắp toàn thân cũng được phát triển một cách đồng đều. Chưa đến năm tháng tuổi, Thiên Văn đã biết tự ngồi một mình, tám tháng tự đứng, đồng thời có thể bám vịn để tập đi. Từ bám vịn tập đi đến tự bước đi cần một quá trình rèn luyện đặc biệt. Chúng tôi để cháu tự đứng, sau đó đứng ở đằng trước cháu và vỗ tay, gọi cháu bước lại gần. Đầu tiên cháu sợ không dám bước. Lúc đó, phải đứng rất gần cháu, chỉ cách cháu khoảng một, hai bước, rồi dùng đồ chơi mà cháu thích để thu hút cháu, cháu mới chịu rướn người về phía trước. Bước đi đầu tiên vô cùng quan trọng, qua mấy lần luyện tập, cháu bạo dạn hơn, bước chân cũng chắc hơn. Chúng tôi bèn đứng cách cháu ba, bốn bước rồi hướng về phía cháu và vỗ tay, sau khi thành công lại đứng ở khoảng cách xa hơn nữa. Mỗi lần thành công đều khích lệ cháu, nhấc cháu lên cao. Chúng tôi không bao giờ quên những hình ảnh vui vẻ khi Thiên Văn tập đi, niềm vui cháu bước được bước đi đầu tiên cho đến nay vẫn lưu lại trong ký ức của vợ chồng tôi.

Sau khi hưởng niềm vui chiến thắng, con trẻ sẽ ngày một bạo dạn. 10 tháng tuổi, Thiên Văn đã biết tự đi. Một lần, Tiểu Tương giặt quần áo bên bờ sông cách nhà hơn 100m, tôi khám bệnh ở nhà, chỉ một chút sơ ý, Thiên Văn đã tự mình ra ngoài, vừa đi vừa khóc gọi mẹ. Tiểu Tương hốt hoảng ôm lấy con, Thiên Văn không khóc mà cười rất to, như là tự chúc mừng thắng lợi của mình.

Thứ năm, rèn luyện tắm và nghịch nước.

Dù công việc bận rộn thế nào, vợ chồng tôi luôn giành thời gian tắm cho con hàng ngày, và để cháu nghịch nước thoải mái. Khi Thiên Văn được ba tháng tuổi, thời tiết nóng bức, chúng tôi tắm ở ngoài phòng cho cháu, cho cháu ngồi trong chậu rửa mặt, hai tay cháu nắm lấy thành chậu, ngồi rất vững. Mỗi khi nhìn thấy nước cháu rất vui vẻ, tuy chưa biết nói, nhưng cứ ngồi vào chậu nước là cháu reo vui cùng với tiếng cười rộn rã. Tám tháng tuổi, cháu có thể tự ngồi nghịch nước trong chậu rửa mặt. Chúng tôi dùng vòi phun nước lên người cháu, cháu hét lên, dùng tay xoa nước lên người bố mẹ. Mỗi lần tắm xong, cháu ngủ rất lâu và rất ngon.

Sau này, chúng tôi đều rèn các con tắm và nghịch nước, thường xuyên trong cả bốn mùa. Phương pháp này không những tạo thói quen vệ sinh cho trẻ mà còn rất có lợi cho sự phát triển toàn cơ thể. Thiên Văn từ nhỏ chưa hề bị ốm hay cảm mạo bao giờ.

Vợ chồng tôi còn bổ sung một phương pháp là "trêu cho con cười" và bắt đầu thực hiện khi Thiên Vũ được hai tháng tuổi. Mỗi khi cháu thức giấc, chúng tôi lại trêu cho cháu cười. Phương pháp này đem lại hiệu quả rất tốt, hai tháng sau Thiên Vũ đã biết cười. Cũng nhờ đó, Thiên Vũ già dặn sớm hơn Thiên Văn một chút. Cháu luôn mỉm cười, vui vẻ khi gặp mọi người.

Tuy giáo dục sớm không thay đổi được bản chất của khả năng di truyền, nhưng nó có tầm ảnh hưởng lớn đến sự trưởng thành và thành tài của trẻ. Nếu không được giáo dục sớm tốt, khi trưởng thành, người có 100 điểm gien di truyền chỉ có thể được thừa hưởng 50 điểm hoặc thấp hơn, còn đứa trẻ chỉ có 60 điểm điểm gien di truyền sẽ được thừa hưởng nó một cách trọn vẹn. "

1936, 1937, 1944, 1945, 1953, 1966, 1967, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013

1936, 1937, 1944, 1945, 1953, 1966, 1967, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013

1936, 1937, 1944, 1945, 1953, 1966, 1967, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013

1936, 1937, 1944, 1945, 1953, 1966, 1967, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013

1936, 1937, 1944, 1945, 1953, 1966, 1967, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013