Bạn là người quan tâm tới phong thủy, bạn quan tâm tới
Kinh Dịch và các thông tin liên quan ??? Vậy bạn đã biết,
linh vật khởi điểm của Kinh Dịch chính là con cóc ? Tại sao lại lựa chọn
con cóc là linh vật của Kinh Dịch ? Linh vật này có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng
Simphongthuy.com.vn tìm hiểu rõ hơn vấn đề này ngay trong bài viết sau đây nhé !
Ta hay nghe câu trong dân gian Việt Nam: “Con cóc là cậu ông Trời” hoặc câu chuyện cóc dẫn quân lên hỏi tội Trời vì để hạn hán. Những câu chuyện này mang đậm dấu ấn triết lý sâu xa. Tại sao cóc lại là cậu chớ không phải là cha? Là mẹ? Điều này chứng tỏ Trời còn có mẹ. Mẹ Trời là ai? Thật ra, theo chúng tôi khi xây dựng nên triết thuyết vũ trụ của mình, người xưa đã hàm ý có một Mẹ vĩ đại làm nên vạn vật. Người xưa có thể gọi mẹ đó là gì không biết, có thể là Đạo, có thể là Chúa, có thể là monada hay theo ngôn ngữ Dịch đó là Thái Cực. Trời với hình tượng ta thấy hàng ngày chung quy cũng là một thể đối kháng với Đất và nó được sinh ra bởi Thái Cực. Vậy cóc là anh em với Thái Cực nên con nó mang hình tượng của Thái Cực. Thật ra, người xưa không đến mức ngờ nghệch cho rằng chính cóc là Thái Cực hay có bà con với Thái Cực (Thái Cực chỉ có một làm sao mà có anh em), nhưng họ nghĩ nó chính là bản sao của Thái Cực. Hay họ không biết Thái Cực là cái gì nhưng phiên bản của nó trên Trái đất này chính là con Cóc. Chính vì thế khi qua quan sát tự nhiên tổ tiên ta xây dựng nên hai bản thể vũ trụ là nọc và nòng.
Tại sao linh vật khởi điểm của Kinh Dịch là Cóc? Theo tôi có ba nguyên nhân chính:
a. Quan sát tự nhiên: Khi trời chuẩn bị sắp mưa, những con cóc nhảy ra và nghiến răng kèn kẹt. Điều này cũng có thể quan sát ngay bây giờ chớ không phải chỉ lúc đó mới có. Người nhà nông, lại ở miền nhiệt đới khi hạn hán chỉ chờ đợi những cơn mưa. Cứ thấy ông Khiết nghiến răng là ông Trời phải đổ mưa. Và theo nguyên tắc thông thường “kẻ thù của kẻ thù là bạn”, thấy cóc giận dữ bảo trời đổ mưa trong lúc mình cũng đang than Trời trách Đất, người Việt cổ cảm thấy cóc như là vị cứu tinh vĩ đại để dần dần họ suy tôn con cóc thành linh vật khởi điểm của Kinh Dịch.
b. Quan sát hình tượng: Con cóc với những vân vằn vện của nó làm người ta cảm thấy có muôn hình tinh tú in lên đó hay người ta ngỡ có những chòm sao, ví dụ như Bắc Đẩu được mang trên mình nó. Và thật đúng lý khi họ cho Con Cóc là linh vật khởi điểm của Kinh Dịch. Tuy nhiên, họ cũng không cần phủ lên Cóc một bức màn huyền bí như kiểu: “Một hôm, vua Thần Nông nhìn thấy Thần Cóc có những đốm và vạch nên...”. Họ không cần vì Cóc là sinh vật có thật, còn cái tiền đề khởi thủy nên Kinh Dịch (hay Diệc) cũng chính là sự phát hiện hình tượng rất giản đơn từ Cóc. Tiền đề nòng và nọc chính là con của Cóc. Cóc có thật và nòng nọc cũng có thật, không việc gì phải huyền bí nó.
>>> Có thể bạn quan tâm:
c. Quan sát sinh lý: Đã có rất nhiều vật dụng đồ đồng cổ của tổ tiên ta có đúc cảnh giao hoan giữa đôi nam nữ. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết “TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA - LỊCH SỬ.” của Đỗ Lai Thúy để biết thêm về các tập tục thờ sinh thực của tổ tiên. Người xưa đã cho việc này là sự hài hòa của Trời đất, hợp với lẽ Trời nên người xưa hoàn toàn có khả năng hay quan sát cảnh này ở các sinh vật khác. Cóc là giống vật có khả năng giao hợp khá mạnh và lâu. Dưới đây là hình trên thạp đồng chỉ việc giao hoan nam nữ
Trống đồng Phú Phường
Trống đồng Thôn Bùi
>>> Bài viết liên quan:
Kinh Dịch là biến hóa, là lên xuống, là thành bại, hay dở
Suy ngẫm về Dịch trong Kinh Dịch