Mẹ của học giả Nguyễn Hiến Lê
"Thân mẫu tôi húy là Sâm, con giòng thứ cụ phủ Nguyễn Hữu Chước làng Hạ Đình (Hà Đông) mồ côi cha từ nhỏ, ở với mẹ góa. Tính tình như đàn ông, nghèo mà không chịu nhờ cậy ai, quanh năm buôn bán để nuôi mẹ già và 4 con (vì bà ngoại tôi ở chung với chúng tôi).
.
Rất trọng sự học và lễ nghĩa của đạo Nho, mấy năm tôi ở Trung học thân mẫu tôi cho tôi về Phương Khê học thêm chữ Nho với bác Hai tôi “vì chẳng lẽ con nhà Nho mà không đọc được gia phả của tổ tiên”. Sở dĩ tôi thành nhà văn, một phần lớn nhờ công đó của người. Suốt đời vất vả cái vui duy nhất của người là thấy tôi thành tài”.
Trích Gia phả họ Nguyễn, do Nguyễn Hiến Lê soạn.
Cụ bà Nguyễn Thị Sâm - thân mẫu của Nguyễn Hiến Lê. Ảnh do dòng họ cung cấp.
Cụ Đặc Như - thân phụ của học giả Nguyễn Hiến Lê. Ảnh do con cháu trong dòng họ cung cấp.
Học giả Nguyễn Hiến Lê.
Nhà thờ dòng họ Nguyễn Hiến Lê ở Phương Khê.
Gia phả họ Nguyễn do Nguyễn Hiến Lê soạn
Trang Lời mở đầu Gia phả.
Nguyễn Hiến Lê viết về mẹ.
Ghi thêm:
- Nhà giáo Phùng Hoàng Anh cho biết: Nguyễn Hiến Lê học chữ Hán với bác Hai trong 3 kỳ nghỉ hè các năm 1930, 1931 và 1932.
- Những năm 60, 70, chính quyền Sài Gòn tặng ông (cùng với Giản Chi) Giải thưởng Văn chương toàn quốc(1967) - Giải Nhất ngành biên khảo - và Giải tuyên dương sự nghiệp Văn hóa - Nghệ thuật (1973) với danh hiệu cao quý đương thời, cùng một ngân phiếu lớn (tương đương mấy chục lượng vàng). Ông đã công khai từ chối với lý do "dùng tiền ấy để giúp nạn nhân chiến tranh" và bản thân tác giả không dự giải. (Nguyễn Hiến Lê với sự nghiệp học thuật Việt Nam - Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê, tập 1. Nxb. Văn học, Hà Nội, 2006, tr. 40).
Ảnh: Nghê Dũ Lan (Nguồn: Nguyễn Hiến Lê - Cuộc đời & Tác phẩm, Nxb Trẻ, 2003)
Nhà nghỉ và làm việc Nguyễn Hiến Lê ở Long Xuyên, bên trái là nhà cổ của bà Nguyễn Thị Liệp.
Trước dàn hoa thắp là tháp Nguyễn Hiến Lê (bị bụi kiểng che khuất)
Ảnh: Nghê Dũ Lan (Nguồn: Nguyễn Hiến Lê – Con người & Tác phẩm, Nxb Trẻ, 2003)
Tại toà soạn Bách Khoa
Nguyễn Hiến Lê - cà vạt màu. Vi Huyền Đắc -cà vạt đen
(Nguồn: Nguyễn Hiến Lê Cuộc Đời & Tác Phẩm của Châu Hải Kỳ, Nxb Văn học, 1993, tr.60)
Tại toà soạn Bách Khoa, từ trái sang phải:
Lê Thanh Thái, Lê Ngộ Châu, Thu Thuỷ, Nguyễn Hiến Lê, Vũ Hạnh
(Ảnh in trong cuốn Nguyễn Hiến Lê Cuộc Đời & Tác Phẩm của Châu Hải Kỳ, tr.60. chụp lại)
Tháp mộ Nguyễn Hiến Lê ở 92 Tôn Đức Thắng, phường Mỹ Bình, thị xã Long Xuyên
(sau này bà Nguyễn Thị Liệp đã dời về tháp chùa Phước Ân, gần ngã tư Cái Bường, xã Vĩnh Thạnh,
huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp)
>>> Xem thêm:
Sự phát triển Khoa học Phong Thủy
Thuật Số học và Cuộc sống con người