Kinh Dịch ( Chương IV)
TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC HÀO
Những hào ứng nhau:
Xét về vị trí, mỗi hào trong nội quái ứng với một hào trong ngoại quái:
Hào 1 ứng với hào 4: hào lẻ ứng với hào chẵn.
Hào 2 ứng với hào 5: hào chẵn ứng với hào lẻ.
Hào 3 ứng với hào 6: hào lẻ ứng với hào chẵn.
Vậy dương vị ứng với âm vị, và ngược lại. Đó chỉ mới là một điều kiện.
Còn phải một điều kiện nữa thì mới gọi là tốt: hai hào phải khác nhau về bản thể, một là dương, một là âm thì mới “có tình” với nhau, mới “tương cầu”, tương trợ nhau như hào 1 và 4 quẻ Tụng. Nếu hai hào vị tuy khác nhau (một chẳn, một lẻ) mà thể giống nhau (cùng dương cả hoặc cùng âm cả) thì có khi kỵ nhau chứ khọng giúp nhau được gì như hào 2 và 5 quẻ Tụng. Nhưng cũng có khi ứng mà vô tình cũng tốt, như hào 1 và 4 quẻ Phong, tương thành chứ không tương dịch (xin coi thêm Chương VI).
Trong ba cặp tương ứng 1-4, 2-5, 3-6 thì:
- Cặp 2-5 quan trọng nhất, hai hào đều đắc trung cả mà hào 5 lại ở vào địa vị cao nhất.
Nếu hào 5 là âm (nhu), hào 2 là dương (cương) thì tốt, vì hào 5 là người trên (vua, cha, chồng) mà nhu, biết khiêm tốn, khuất kỉ, tín nhiệm người dưới (như Tề Hoàn Công chịu nghe lời Quản Trọng); còn hào 2 là người dưới (bề tôi, con, vợ) cương trực nhưng lễ độ, biết giúp đỡ, khuyên răn người trên.
Đó là trường hợp các quẻ 4, 7, 11, 14, 18... (coi phần dịch ở sau).
Nếu ngược lại hào 5 là dương (cương), hào 2 là âm (nhu) thì kém tốt, vì người trên tự tin quá, mà người dưới nhu thuận quá, không dám khuyên can người trên.
Đó là trường hợp quẻ 39 (Thủy Sơn Kiển), quẻ 63 (Thủy hỏa kí tế).
Xét chung thì như vậy, nhưng tốt hay xấu còn phải tùy ý nghĩa của toàn quẻ mà đoán:
- Cặp 1-4 không quan trông mấy, nhưng vẫn thường được xét. Nếu hào 4 là Âm, hào 1 là dương thì ý nghĩa khá tốt: lý do cũng như trường hợp hào 5 là âm, hào 2 là dương.
Ngược lại, nếu 4 là dương, 1 là âm thì kém: cả hai đều bất chính.
- Cặp 3-6 rất ít khi được xét tới. Vì lẽ hào 6 đã tới thời suy, cần phải rút lui, không cần người dưới giúp nữa; mà người dưới – hào 3 – ở vào một địa vị mập mờ, không chính đáng (cuối quẻ mà chưa lên được quẻ ngoại), muốn giúp hào 6 thì phải qua mặt hào 5 – đương cầm quyền trong quẻ – như vậy sợ bị tội.
Trong một quẻ nào có một hào làm chủ cả quẻ (coi phía dưới trang này) thì không xét những cặp ứng nhau theo những qui tắc kể trên, mà chỉ theo ý nghĩa toàn quẻ thôi.
Những hào liền nhau:
Sự tương quan giữa hai hào liền nhau không quan trọng bằng sự tương quan giữa những hào ứng nhau, cho nên dưới đây chúng tôi chỉ xét qua thôi.
Nguyên tắc là hai hào liền nhau thì một dương (xét về thể) một âm mới tốt. Có tất cả năm cặp: 1-2, 2-3, 3-4, 4-5, 5-6.
- Quan trọng nhất là cặp 4-5 vì hào 5 là vua, hào 4 là vị đại thần ở bên cạnh vua.
Hào 4 mà nhu (âm), hào 5 mà cương (dương) thì thường tốt, vì cả hai hào đều chính vị, mà vị đại thần ở bên cạnh vua cần phải tôn trọng vua; không như hào 2 ở xa vua, chưa có chức phận gì, chỉ có tài đức, tiếng tăm thôi, không nhất thiết phải nghe theo mọi lời của vua.
Ngược lại nếu 4 mà cương, 5 là nhu thì thường xấu: đại thần có thể lấn quyền vua. Tôi nói thường, vì có khi tốt, như trường hợp quẻ Lôi địa Dự ở trang sau. Còn phải tùy theo ý nghĩa của quẻ nữa.
- Cặp 5-6 cũng nên xét. Nếu 5 là âm, 6 là dương thì thường tốt vì vua tự đặt mình dưới một hiền nhân (hào 6), nghe lời hiền nhân thì mọi sự sẽ tốt.
Ngược lại, nếu 5 là dương, 6 là âm thì xấu, vì hào 6 không giúp gì được cho hào 5 cả. Chúng ta thấy trong trường hợp trên, hai hào 5 và 6 đều không chính má ý nghĩa lại tốt; trong trường hợp dưới, hai hào đó đều chính cả (dương ở dương vị, âm ở âm vị) mà ý nghĩa lại xấu.
Một lần nữa, trong Dịch, không có qui tắc gì luôn luôn đúng, có rất nhiều ngoại lệ, phải tùy thời mà xét.
- Cặp 3-4 có một điểm giống nhau: cả hai đều ở khoảng nội quái bước qua ngoại quái, còn hoang mang không biết nên tiến hay thoái, cho nên còn có tên là “tế” (ở giữa, ở trên bờ), là “nghi” (nghi ngờ).
Còn hai cặp 1-2, 2-3 không có gì đặc biệt, nên không xét.
Hào làm chủ:
Có một qui tắc nữa nên nhớ:
“Chúng dĩ quả vi chủ, đa dĩ thiểu vi tôn”.
Nghĩa là cái gì nhiều thì bỏ đi mà lấy cái ít.
Theo qui tắc đó, quẻ nào nhiều dương thì lấy âm là chủ; ngược lại thì lấy dương làm chủ.
Như trong tám quẻ đơn, không kể hai quẻ càn, khôn ba hào đều dương hoặc đều âm, còn lại 6 quẻ kia thì ba quẻ: Chấn, Khảm, Cấn mỗi quẻ đều có 2 âm 1 dương, cho nên lấy dương làm chủ, mà coi những quẻ đó là dương; ba quẻ: Tốn, Li, Đoái, mỗi quẻ đều có hai dương một âm, cho nên lấy âm làm chủ, mà coi những quẻ đó là âm. Chúng ta nhận thấy những quẻ dương số nét đều lẻ, những quẻ âm số nét đều chẵn. (Một vạch đứt – – âm, kẻ làm hai nét).
Trung những quẻ trùng cũng vậy.
Thí dụ quẻ Lôi Địa Dự có năm hào âm, một hào dương (hào thứ tư) thì lấy hào dương đó làm chủ cả quẻ, hào chủ động trong quẻ, ý nghĩa toàn quẻ tùy thuộc nó cả.
Hào đó là vị cận thần có tài đức, cương cướng (dương) ở bên cạnh ông vua nhu nhược (hào ngũ là âm), hào 4 khống chế được các hào âm (kẻ tiểu nhân, kém đức) ở dưới, giúp được vua, khiến cho xã hội được vui vẻ (dự có nghĩa là vui vẻ, sung sướng).
Một thí dụ nữa: quẻ Trạch thiên Quải có năm hào dương, một hào âm thì lấy hào âm (hào 6) làm chủ, nghĩa là khi xét ý nghĩa của toàn quẻ thì nhắm vào hào âm đó: năm hào dương là một bầy quân tử cùng nhau cương quyết trừ khử một hào âm – kẻ tiểu nhân – cho nên quẻ có ý nghĩa là cương quyết (quải là cương quyết, quyết liệt). Và gặp hào đó thì đoán là sau cùng (kẻ tiểu nhân) tất phải chết (chung hữu hung).
Tóm lại một hào tốt (hào 4 trong quẻ Lôi địa Dự) làm chủ cả quẻ mà một hào xấu (hào 6 trong quẻ Trạch thiên Quải) cũng có thể làm chủ cả quẻ. Làm chủ chỉ vì nó là số ít trong một đám số nhiều, chứ không phải vì tốt hay xấu.
Vậy thì qui tắc “chúng dĩ quả vi chủ” trong Dịch không có nghĩa là đa số phải phục tùng thiểu số, trái với chế độ dân chủ; mà chỉ có nghĩa là khi xét ý nghĩa của quẻ thì tìm cái nét đặc biệt của quẻ, nét độc đặc đó là một hào dương giữa năm hào âm, hoặc một hào âm giữa năm hào dương, không cần để ý tới hào đó có cao quí hay không, tốt hay xấu.
Nhưng ta cũng nhận thấy rằng nếu hào đặc biệt là hào thứ năm, đã trung mà lại chính thì hầu hết tốt; nếu lại hợp thời nữa thì chắc chắn là tốt.
Chúng ta nên để ý: qui tắc “chúng dĩ quả vi chủ” có nhiều ngoại lệ, như quẻ Cấu, hào 1 là hào âm duy nhất mà không phải là hào quan trọng nhất, quyết định ý nghĩa của quẻ.
So sánh các hào:
Hệ từ hạ truyện Chương 8 nói:
- “Hào sơ khó biết, hào thượng dễ biết” (kì si7 nantri, kì thượng dĩ tri).
Điều đó dễ hiểu, hào sơ lúc mới vào cuộc, chưa có thành tích, chưa biết sự việc sẽ biến chuyển ra sao, cho nên khó biết được giá trị, công dụng của nó. Còn hào thượng trỏ lúc mãn cuộc, có thành tích, tài năng gì hay không, đã biết rồi, việc đã làm ra sao, tương lai ra sao đã rõ cả rồi.
Trong khi đoán quẻ, ít khi người ta quan tâm tới tác động của hai hào ấy mà chú trọng tới bốn hào trung gian hơn.
- So sánh hào 2 và hão 4 cũng chương 9 bảo:
“... cùng công mà khác bậc, cái hay cũng khác nhau. Hào 2 được nhiều tiếng khen, hào 4 thì bị nhiều lo sợ” (nhị dữ tứ đồng công nhi dị vị, ký thiện bất đồng. Nhị đa dự, tứ đa cụ).
Hai hào đó ở vị trí ngẫu (chẵn) giống nhau ở đó; nhưng hào 2 đắc trung, hào 4 lại không, lại thêm hào 2 ở xa hào 5 (xa vua) bậc thấp và được hào 5 ứng viện, cho nên dễ làm được việc và dễ được khen; còn hào 4 không đắc trung, mà lại ở gần hào 5 (vua ở bậc cao) nên phải lo sợ, nhất là hào ứng là hào 1, còn non nớt quá, không giúp nó được gì, trong khi nó mới ở nội quái bước lên ngoại quái, còn hoang mang, bỡ ngỡ.
- Cũng theo Chương 9:
“hào 3 và hào 5 cùng công mà khác bậc, hào 3 nhiều cái xấu, hào 5 nhiều công” (tam dữ ngũ đồng công nhi dị vị, tam đa hung, ngũ đa công).
Hai hào đó giống nhau ở điểm cùng ở vị trí cơ (lẻ) cả đồng công, nhưng bậc khác nhau (hào 5 ở bậc cực cao, hào 3 ở thấp). Hào 5 đắc trung có ứng là hào 2 mà lại ở bậc cao, cho nên làm được những việc lớn, có nhiều công; còn hào 3 ở trên cùng nội quái, ở đầu cấp dưới, địa vị còn thấp, trông vào người giúp mình thì chỉ có hào 6 ở trên cùng đã đến thời suy, hết quyền hành rồi, không viện trợ được gì; lại nữa hào 3 bất đắc trung, nếu là hào âm thì thêm bất chính, do đó mà Hệ từ cho là “đa hung”.
Động và biến:
Đoạn này liên quan tới việc bói, chúng tôi không có ý khảo về môn bói, nên chỉ giảng qua thôi.
Thời xưa người Trung Hoa bói bằng cỏ thi. Hệ từ thượng, Chương 9 đã ghi sơ lược về phép bói. Đọc giả nào muốn hiểu rõ, có thể đọc những trang 198... 192, cuốnKinh Dịch với Vũ trụ quan Đông phương của ông Nguyễn Hữu Lương (sách đã dẫn), hoặc Chương 4 cuốn The Cracle of Change của Alfred Douglas.
Ngày nay không ai dùgn cách bói đó nữa, mà dùng cách gieo ba đồng tiền vào lòng một cái bát.
Nếu một đồng sấp thì là dương, vạch một nét dương.
Nếu một đồng ngửa thì là âm, vạch một nét âm.
Trong hai trường hợp đó, hào đều gọi là tĩnh cả.
Nếu ba đồng cùng sấp thì cũng là dương, bạn vẽ một vòng tròn 0.
Nếu ba đồng đều ngửa thì cũng là âm, bạn vẽ một chữ X.
Nhưng trong hai trường hợp này, hào đều gọi là động cả.
Lần đầu gieo như vậy, được nét nào (dương hay âm) hay hinh nào (vòng tròn hay chữ X), bạn vạch nét đó hay vẽ hình đó ở dưới thấp nhất, thế là được hào 1.
Gieo lần thứ nhì, cũng như trên, rồi tùy kết quả, cũng vạch nét hay vẽ hình lên trên hào 1, thế là được hào 2.
Làm như vậy 6 lần, được sáu hào, cứ lần sau đặt lên trên lần trước, lần thứ sáu ở trên cùng.
Ví dụ gieo lần đầu, bạn được một hào âm tĩnh (một đồng ngửa), lần thứ nhì được một hào dương tĩnh (một đồng sấp), lần thứ ba được một hào âm tĩnh, lần thứ tư, thứ năm, thứ sáu đều được những hào dương tĩnh, thì khi vạch xong các nét, bạn được quẻ Thiên Thủy Tụng dưới đây:
Quẻ đó là một quẻ tĩnh, vì không có hào nào động cả.
- Nếu lần gieo thứ năm, bạn được ba đồng sấp, tức hào dương động, thì bạn vạch như sau:
Cũng vẫn là quẻ Thiên thủy Tụng nhưng có hào 5 động, quẻ Tụng này động. Động thì biến. Dương động thì biến thành âm,ngược lại nếu âm động thì biến thành dương.
Đây là dương động, vậy hào 5 biếnthành âm, và bạn được quẻ biến như sau:
Quẻ đó là quẻ Hỏa thủy Vị tế. Như vậy là quẻ Thiên Thủy Tụng biến ra quẻ Hỏa Thủy Vị Tế.
Nếu gieo lần thứ nhứt, bạn được ba đồng ngửa, tức hào âm động thì bạn vạch như sau:
(hình này hai nét nên gọi là âm)
Cũng vẫn là quẻ Thiên Thủy Tụng, nhưng c1 hào 1 động. Hào 1 là âm, động thì biến thành dương, thành quẻ biến như sau:
Quẻ đó là quẻ Thiên Trạch Lý. Như vậy là quẻ Thiên Thủy Tụng biến ra quẻ Thiên Trạch Lý.
Khi bói người ta xét cả hai quẻ chưa biến và biến rồi để biết sự việc mới lúc đầu ra sao, khi biến sẽ ra sao.
Tóm lại, đọc giả chỉ cần nhớ: hễ ba đồng tiền cùng ngửa hết hay cùng sấp hết thì gọi là động. Động thì dương biến thành âm, âm biến thành dương, mà một quẻ thành hai quẻ. Có trường hợp hai, ba hào cùng biến trong một quẻ, phải đổi hết hai, ba hào đó một lượt và cũng chỉ được một quẻ biến thôi. Nếu không có lần nào động thì quẻ hoàn toàn tĩnh và không biến thành quẻ khác.
*
PHÉP ĐOÁN QUẺ
Từ xưa tới nay có nhiều phép đoán quẻ. Tôi không biết rõ phép đoán thời Tiên Tần ra sao. Có thể C. G. Jung theo phép đó. Phần trước tôi đã nói khi dự định in bản dịch Kinh Dịch ra tiếng Anh, ông bói 2 quẻ mà quẻ thứ nhì ông hỏi về việc có nên đề tựa cho bản dịch đó không. Ông được quẻ Khảm động hào 3, biến ra quẻ Tỉnh. Khảm có nghĩa là hiểm, xấu, nhưng biến ra Tỉnh thì theo Thoán từ (coi phần dịch 64 quẻ ở sau) lại có nghĩa tốt. Ông đoán rằng quẻ muốn bảo Kinh Dịch như cái giếng nước trong mà không ai múc. Nếu được dùng thì sẽ giúp ích cho mọi người được nhờ. Vậy là công việc Jung định làm sẽ có ích. Còn cái ý hiểm trong quẻ Khảm thì không liên quan gì đến việc viết tựa, có thể bỏ.
Nhưng Jung cơ hồ không theo sát ý nghĩa hào 3 khi chưa biến và khi đã biến, chỉ dùng cái ý hào 3 quẻ Tỉnh rồi kết hợp với ý hào 1 cũng quẻ đó là cái giếng cũ, bùn lầy, không ai dùng nữa (coi phần dịch 64 quẻ) và ông đoán rằng nên viết lời Giới thiệu vì Kinh Dịch “như một cái giếng cổ, bùn lấp đầy cả rồi, nhưng có thể sửa sang mà dùng lại được”. Đoán như vậy không thật đúng phép (vì hào 1 Tỉnh, đáng lẽ không được dùng để đoán) nhưng có thể tạm chấp nhận được vì vẫn là dùng lời trong quẻ Tỉnh, không lạc đề hẳn.
Đại khái cách đoán của cổ nhân như vậy, cách đoán ngày nay khác hẳn, rắc rối hơn nhiều, không thể trình bày dù là sơ lược trong năm mười trang được, cho nên tôi chỉ nêu vài qui ắc dưới đây thôi.
Tùy từng quẻ người ta cho mỗi hào một ý nghĩa: hoặc là mình (Thể: tức người xin quẻ”, người kia (Ứng: tức kẻ làm ăn với mình hay muốn xin mình, giúp mình, hại mình...); hoặc là ý nghĩa cha mẹ, anh em, con cái, quan chức, tiền của, bệnh tật...
- Lại cũng tùy từng quẻ người ta cho mỗi hào thuộc vào một hành nào trong ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), ngày tháng xin quẻ cũng vậy.
Rồi cứ theo luật ngũ hành tương sinh tương khắc (mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc) xem hào nào sinh hay khắc hào nào, hào nào tốt, hào nào xấu. Điều mình xin có được như ý không, bao giờ việc sẽ xảy ra...
Đôi khi người ta cũng dùng ý nghĩa của quẻ (như được quẻ Thái, quẻ Tấn thì cho là tốt, quẻ Bĩ, quẻ Kiển thì cho là xấu), nhưng đó chỉ là phụ: không khi nào người ta dùng ý nghĩa của hào (hào từ) mà rất chú trọng đến luật ngũ hành tương sinh, tương khắc kể trên.
Vậy Kinh Dụch ngày nay đã mất tích cách sách bói, mà mang tính cách thuần triết, mặc dầu 64 quẻ vẫn được dùng để bói.
*
MÔN ĐOÁN SỐ BẰNG 64 QUẺ DỊCH
Hơn nữa, từ đời Tống, Trần Đoàn đã ìtm được cách dùng 64 quẻ để đoán số mạng con người, lập ra môn Bát tự Hà lạc. Hà là Hà Đồ, Lạc là Lạc Thư; còn bát tự là bốn chữ Can của năm, tháng, ngày, giờ sinh của mỗi người, với bốn chữ chi cũng của năm, tháng, ngày giờ đó. Ông chuyển bát tự 8 chữ đó ra con số Hà Lạc, rồi lại chuyển số Hà Lạc ra quẻ Dịch; sau cùng chỉ cho ta cách coi những quẻ Dịch đó mà đoán vận mạng của ta, thời nào, năm nào tốt hay xấu, nếu xấu thì nên có thái độ ra sao, hành động ra sao... (Coi cuốn Bát tự Hà Lạc của Học Năng – Cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai – Sài Gòn 1974).
Lạ lùng nhất là cách đoán số đó cũng có nhiều khi đúng, không kém số Tử Vi cũng của Trần Đoàn tìm ra. Thi sĩ Tản Đà về già tin nó lắm.
CÁCH GIẢI THÍCH TÊN QUẺ
Tám quẻ nguyên thủy: Càn, Khôn, Li, Khảm, Cấn, Đoái, Chấn, Tốn đã có tên từ trước Văn Vương, đức và biểu tượng của mỗi quẻ đã được truyền lại từ lâu, nên Thoán truyện không cần phải giải thích tên quẻ. Còn các quẻ khác, Thoán truyện đều giải thích tên. Cách giải thích bất nhất, không theo nguyên tắc nào cả. Theo Lí Kính Trì trong Dịch truyện thám nguyên (Nghiêm Linh Phong dẫn trong Dịch học tân luận) thì có ba phương pháp dưới đây:
1. Lấy thứ vị của một hào mà giãi thích, như:
- Quẻ Phong Thiên Tiểu Súc, Thoán truyện giảng là: “Nhu đắc vị nhi thượng hạ ứng chi, viết tiểu súc”, nghĩa là cả quẻ chỉ có một hào âm (nhu), hào đó ở vị trí âm (chính bị), lại ở ngoại quái, có địa vị cao, ngăn cản cả năm hào dương, bắt phải nghe theo mình, do đó đặt tên quẻ là Tiểu súc (nhỏ: âm mà ngăn được lớn, dương; súc đây có nghĩa là ngăn)
Tên quẻ Thiên Trạch Lí, quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân cũng được giải thích theo cách đó.
2. Lấy “tượng” mà giải thích, như:
- Quẻ Sơn Thủy Mông, trên là núi, dưới là nước, mà nước có ý nghĩa là hiểm, cho nên giải thích là: “Sơn hạ hữu hiểm, hiểm nhi chỉ, mông”. Dưới núi có vũng nước hiểm tối tăm, ngừng lại không bướn xuống, do đó có tên là “mông” (mù mờ).
Hai quẻ Thiên Thủy Tụng, Địa hỏa Minh di cũng dùng tượng để giải thích.
3. Giải thích nghĩa của tên quẻ, như:
- Quẻ Sư, Thoán truyện giải thích: “Sư, chúng dã”: Sư là đông người (một đạo quân).
1936, 1937, 1944, 1945, 1953, 1966, 1967, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013
1936, 1937, 1944, 1945, 1953, 1966, 1967, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013
1936, 1937, 1944, 1945, 1953, 1966, 1967, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013
1936, 1937, 1944, 1945, 1953, 1966, 1967, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013
1936, 1937, 1944, 1945, 1953, 1966, 1967, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013