TRUNG TÂM SIM PHONG THỦY - SIM SỐ ĐẸP PHONG THỦY VIỆT NAM

Phong Thủy Xưa và Nay


Không phải chờ đến thế kỷ thứ 21, sách Phong Thủy mới tràn ngập thị trường. Là vì sách nào cũng đầy lý lẽ, cũng tự cho là bí truyền chính giáo, cho nên người đọc tối tăm mày mặt, khó phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai. Từ thời Tam Quốc, ngay cả 100 thiên trước tác của Quản Lộ, Tổ sư của thuật Phong Thủy, cũng phải bị nghi ngờ là rởm giả, không đáng tin, vì đã có quá nhiều tác giả giả danh. Dương Quân Tùng, Hình Phái Đại Sư đời Đường, từng là quốc sư thời Đường Hy Tông, gặp loạn phải chạy về Tràng An thì sách Phong Thủy giả tên ông được rao bán đầy khắp tại Sơn Tây. Lại Bố Y, thầy địa trứ danh đời Tống cho dù đã từ quan, phiêu bạt giang hồ , lênh đênh không nhà không cửa, không màng đến bút nghiên, mà sau khi chết hàng trăm cuốn Phong Thủy giả mạo bàn về long huyệt sa thuỷ, lại ghi rõ người soạn là Tiên Tri Sơn Nhân, đúng biệt danh của họ Lại. Ngay cả Lưu Bá Oân, bậc thầy về thần cơ diệu toán, nhân vật để lại nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử khoa Phong Thủy, dù chưa từng ghi chép một điều gì về thuật Phong Thủy, mà sau khi mất, dân gian vẫn thấy rất nhiều sách của Lưu Cơ lưu hành trên thị trường.


Dưới thời Tống Huy Tông, đặc biệt vào thời Tống Nhân Tông, mặc dù các học giả đã bắt đầu bàn bạc, nghiên cứu thuật Phong Thủy, tiêu biểu là Hàn Lâm Học Sĩ Lý Tư, nhưng việc ghi chép thì cũng chỉ vẫn do các Thầy Phong Thủy. Một số học giả quan tâm viết, thì lại giấu biệt, không dám đề tên thật. Thời bấy giờ, các học về thuật số vẫn còn bị người đời coi rẻ. Đã là học giả, đại phu mà lại đi viết về thuật Phong Thủy thì coi sao được, xấu hổ chết. Bước qua các triều đại Minh, Thanh, thuật Phong Thủy rất thịnh hành. Vua, quan triều đình cho đến dân chúng đều rất chuộng thuật Phong Thủy. Lúc này, các học giả mới thực sự để tâm ghi chép. Không như dưới các triều Đường, Tống, các tác giả đời Minh, Thanh viết sách về Phong Thủy phần lớn đều đã dám đề tên thật. Ngặt nỗi, đại đa số tác giả viết về thuật Phong Thủy, lại là những tay bị trượt rớt ở trường thi. Thời bấy giờ, hể thi rớt là về...... đuổi gà, người nào khá lắm thì về làm nghề gõ đầu trẻ. Vì vậy, dù viết để được cái lưu danh, thì họ cũng vẫn còn mang nặng mặc cảm. Họ thường dùng lời văn bỡn cợt, trêu chọc, để chứng tỏ ta đây bác học, không dị đoan, mê tín; đồng thời là để che dấu khả năng kém cỏi, thiếu kinh nghiệm trong nghề. Một số tác giả am tường, thì lại bị mang nặng cái bệnh giấu nghề truyền kiếp. Học thuật của thánh hiền ngày xưa để lại bị mai một dần. Trình độ của thánh hiền, theo ngày tháng, thì rồi dần cũng chỉ ngang bằng trình độ của người viết sách. Đúng ra, cũng đã có rất nhiều sách Phong Thủy được viết rất nghiêm túc, thì lại bị liệt vào loại Cấm Thư, chỉ dành cho các vương tước trong bảo điện. Đã là cấm thư, hoàn toàn không phổ biến thì làm gì mà phổ cập đến dân đen? Người muốn nghiên cứu khoa này, may mắn vớ đọc đúng sách viết nghiêm túc đi nữa, thì cũng chỉ học được cách tầm long tróc mạch, cao minh lắm cũng chỉ tìm học được thế huyệt phát Trạng Nguyên, hay là thế huyệt phát cự phú, chứ làm gì học được những các thế huyệt phát ngôi Vương ?

Vô tình vớ đọc bài thơ: Quân giải phóng đánh chiếm Nam Kinh của Mao Trạch Đông thì mới rõ té ra họ Mao cũng biết đến cái thế Hổ cứ Long bàn, cũng biết tận dụng cái thế kề núi, dựa sông. Vậy là họ Mao cũng là tay say mê thuật Phong Thủy. Nhưng khi thâu tóm được xã tắc, thì chính họ Mao cách mạng văn hóa, ra lệnh đốt hết sách. Hồ Chí Minh cũng từng nghiên cứu khoa Phong Thủy, từng học Địa Lý cùng thầy với người anh ruột một thời trùm địa lý vùng Nghệ An, tên là Cả Đạt. Nhưng ngay khi nắm được quyền lực trong tay, thì cũng học theo Mao cải cách văn hóa, lại cũng ra lệnh thu đốt hết sách, gọi là để triệt phá tàn dư mê tín. Thuật Phong Thủy ngỡ như đã bị rực lãng vào hư vô. Bỗng dưng, những năm gần đây, sách Phong Thủy lại tràn ngập trên thị trường. Người Trung Hoa cho rằng thuật Phong Thủy vốn là tinh hoa lý luận kiến trúc của riêng Trung Hoa từ thời cổ đại. Tuy vẫn còn xếp khoa Phong Thủy vào loại thần bí. nhưng họ nói lật lại: Phong Thủy là một tín ngưỡng, có cơ sở tâm lý đã bám rễ chắc chắn trong lòng người dân của họ. Chính quyền Bắc Kinh cũng đã mới chính thức đưa giáo trình vào giảng dạy taị một số trường đại học lớn trong nước. Trong khi Hà Nội lại có tham vọng cao hơn là cố dần đưa các công trình này vào chiến lược giáo dục tổng hợp cho một xã hội toàn cầu, và cho đó là thành tích để chào mừng thế kỷ 21.

Tìm đọc một số sách thuộc loại thần bí do Hà Nội xuất bản bày bán trên thị trường trong những năm gần đây, thì thấy hầu hết đều là sách dịch lại của các tác giả Trung Quốc đương thời. Số còn lại là do một số tác giả lấy râu ông này, cắt đầu xén đuôi, cắm sang cằm bà nọ, xào nấu hằm bà lằng, viết thành sách. Người nào không may vớ được , vội vã ngốn đọc thì sớm muộn cũng bị tẩu hỏa nhập ma. Xưa nay ai cũng biết là Khoa Phong Thủy bắt nguồn từ Dịch lý, mà Dịch thì lấy Âm Dương làm trọng. Muốn nghiên cứu để biết tường tận thuật Phong Thủy, lỡ dại đọc nhằm mấy tập viết đảo ngược Âm thành Dương, Dương thành Âm mà chỉ bị tẩu hỏa nhập ma thì coi như là còn may mắn lắm. Không tin thì cứ thử tìm đọc bộ Địa Lý Toàn Thư - Bộ này gồm 3 tập – Khoảng trên 1000 trang - Do Nhà Xuất Bản Thông Tin Hà Nội xuất bản tháng 7 năm 1996 - Bộ sách này bình giải văn hóa thần bí căn bản và tương đối đầy đủ các tác giả nhất - Chỉ cần đọc kỷ trang 81 tập III là trang mấu chốt, luận bàn về Âm Dương thì mới thấy cái luận ngạo ngược vô cùng – Âm mà luận lộn thành Dương, Dương mà luận đảo thành Âm. Âm Dương đảo lộn, người học mất hết căn bản rồi thì sao mà biết phân biệt đoạn nào thì đúng, đoạn nào thì sai ? Câu nào sẽ không bị đảo và chữ nào thì sẽ không bị lộn? Từ cái căn bản đảo lộn Âm Dương này, một số tác giả trong nước trích dẫn, xào nấu lại viết thành sách bày bán trên thị trường, để cho hậu thế tham khảo, thì không chừng họ Mao ra lệnh đốt sách như vậy mà lại đúng ! Sàng lọc cho thật kỷ, may mắn mới tìm ra được một hai tập viết nghiêm chỉnh, thì tập của tác giả Nguyễn Hoàng Phương có thể được xem là công trình sáng giá và nghiêm chỉnh nhất. Thế nhưng, trong suốt 68 chương, chia ra làm 5 tập, tổng cộng gần 1200 trang, thì chỉ có 7 chương viết về Phong Thủy. Phải thừa nhận Giáo Sư Phương uyên bác bậc thầy, chỉ tiếc là riêng phần Địa lý Phong Thủy thì thầy cũng chịu bí, cũng phải sao lục viết lại của người xưa. Dù rất có khả năng toán học, có học vị tiến sĩ, mà bàn về Phong Thủy, thầy cũng đành bó tay chào thua. Trong suốt 100 trang viết về Địa Lý Phong Thủy, hoàn toàn không thấy thầy dụng được một toán thuật nào để giải thích rõ thêm cho người học. Khác với tập của Nguyễn Hoàng Phương, thì Bộ Thái Cổ Khoa Học Toàn Thư– đặc biệt phần viết về Dương Cơ – nhất là phần Sinh Cơ Toán Thuật Áp Dụng – từ đầu đến cuối, người viết hoàn toàn dụng toán để chứng minh, giải thích, hướng dẫn rõ ràng. Chỉ tiếc là Bộ Thái Cổ học Toàn thư, vẫn còn trên bản viết tay- người viết lại còn dấu biệt tên thật, chỉ thấy tự xưng là Bổn Sơn Nhân. Thử trích một đoạn tác giả mào đầu của chương khái luận về Dương Cơ Lý Học: “ .....Với mục đích hoàn chỉnh học thuật của nhân gian và đã phá những sai lầm về tà đạo, Bổn Sơn Nhân biên soạn tập này theo lối tân học, để các độc giả đã sẳn có căn bản khoa học cận đại hiểu rõ được khoa học tính của bộ môn dương cơ lý học, ngõ hầu giúp cho độc giả khỏi bị lừa bịp bởi các tay đạo sĩ nửa mùa , và tự mình tìm hiểu thiên nhiên mà tự vạch ra địa bàn thích nghi nhất cho cuộc sống của mình.......” Chỉ cần mới mào, người đôïc cũng đã thấy nhiều hấp dẫn và may là tập này chưa bị lộn lẫn với các sách Phong Thủy tạp nhạp bày bán trên thị trường hiện nay.

Hơn 500 năm trước, trong Bình Ngô Đại Cáo , Nguyễn Trải viết:

....Dẫu cường nhược có lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có......

Cường mạnh là Dương. Nhược yếu là Âm, là Nguyễn Trải nói đến Khí thế của nước nhà có khi mạnh, khi yếu, có khi cường, khi nhược. Nhưng trong Địa Lý Phong Thủy thì hoàn toàn ngược khác là vì trên trời thì Dương động mà Âm thì tĩnh – Dưới đất thì Dương tĩnh, mà Âm thì lại động. Động thì cương cường, tỉnh thì nhu nhuyễn. Địa Lý Phong Thủy là chuyện đất đai, núi đồi, mồ mả, nhà cửa...và con người, là nói toàn chuyện ở dưới đất, nghĩa là toàn nói về Hình. Cho nên các nhà Phong Thủy nhìn thấy Hình mà cao vút, cương cường, nhọn hoắc thì luận là Âm Khí, ngụ ý tiểu nhân. Hễ thấy Hình mà lõm thấp, nhu nhuyễn, bằng phẳng thì luận là Dương Khí, ngụ ý quân tử. Thế nhưng, tuy Hình và Khí cho dù có khác biệt, mà lại không thể tách rời được nhau Là vì Hình luôn là để thể hiện Khí và Khí thì dựa vào tượng mà thành Hình, cho nên phải nhìn rõ Hình thấp cao, nhu nhuyễn hay cường kình thì mới phân biệt được Dương Khí hay Âm Khí. Nhớ rõ, Địa Lý Phong Thủy là nói toàn chuyện dưới Đất cho nên sách vở người xưa để lại đều cho rằng Âm thì Cường mà Dương thì Nhược. Tác giả sách Phong Thủy Địa Lý nào mà viết ngược Âm thành Dương, viết Dương thành Âm là vì họ đang nói chuyện ở trên Trời. Mà trời với đất thì khác nhau xa, rất xa............

Chuyện Phong Thủy xưa nay là vậy, mời quý vị đọc kỷ lại sách Phong Thủy Địa Lý có sẵn trên kệ sách, rồi thủng thẳng, suy tư, ngẫm nghĩ, tự mình viết cho lời kết.

1936, 1937, 1944, 1945, 1953, 1966, 1967, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013

1936, 1937, 1944, 1945, 1953, 1966, 1967, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013

1936, 1937, 1944, 1945, 1953, 1966, 1967, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013

1936, 1937, 1944, 1945, 1953, 1966, 1967, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013

1936, 1937, 1944, 1945, 1953, 1966, 1967, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013