Suy ngẫm về Dịch trong Kinh Dịch
2024-12-10 17:08:51 - Bởi
Lâm Thiên Vũ
1/ Có nhiều người cho rằng Dịch chỉ là môn bói toán, mê tín dị đoan, không nên tin. Bạn có ý kiến gì?
Kinh Dịch là một phuơng pháp luận của một nền học thuật Đông Phương mà khi đã gọi là học thuật thì nó không chỉ đơn thuần là một môn học được. Khi một người đưa ra một học thuật quá bao la như vậy thì những ngưòi đời sau tùy theo sự hiểu biết và học vấn mà tiếp tục vận dụng trải rộng học thuyết này thành những môn học mà một trong những môn học này là dịch bói toán.
Tôi xin có một ví do gần gũi nhất với thời đại hiện nay. Bộ máy Điện Toán là Dịch. Còn những nhu liệu sau này được tạo ra để sử dụng với máy điện toán tùy theo môn, ngành mà người sử dụng cần đến.
Xin đơn cử có hai môn học gần gũi với dịch nhất là : Thuật Phong Thủy và Thuật bói toán. Có người tin và cũng có người không tin. Người không tin phần đông là những người nghe truyền miệng chưa có dịp học để thấu hiểu hay nghiên cứu tường tận môn này. Còn người tin thì do đã có công tìm hiểu, vì sao sự việc lại xảy ra như thế và nguyên do vì đâu.
Do một số người chưa hiểu tường tận môn bói toán đã vội vã ra hành nghề nên người ta mới có câu : Bói ra ma, quét nhà ra rác”. Hay “Số cô có vợ có chồng, sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai”. Do sự diễn dịch sai lầm về số phận người khác nên môn này đã bị xem là mê tín dị đoan
Trước kia khi nghe đến Dịch là tôi đã sợ vì người ta nói khó lắm mà thật ra nó không dễ gì, vừa vào vài trang đầu là đã khô khan rồi, đành bỏ sách xuống, hẹn ngày sau sẽ đọc tiếp, ngày qua ngày, cho đến hôm nay cũng chẳng biết tí gì về dịch cả. Cho đến ngày hôm nay sau khi nghỉ hưu tôi muốn thử lại xem sao.
2/ Bạn biết thế nào là Âm Dương - Sáng tối ? Bạn có thể trình bày sơ lược về Lưỡng Nghi - Tứ Tượng - theo bạn hiểu.
Vũ trụ đã được hình thành từ nhiều triệu năm trước nhưng mãi cho đến gần năm ngàn năm sau này vua Phục Hy mới khám phá ra những khoáy trên lưng con Long Mã phân ra từng đám chẵn lẻ từ 1 đến 9 cho nên ngài mới hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ. Âm, dương trước kia cũng đã có nhưng chưa ai nhận ra, nay ngài đã nhận ra và bắt đầu ghi lại. Vạch một nét liền ( ____ ) là biểu tượng cho lẻ : Dương. Và vạch một nét đứt ( __ __ ) là biểu tượng cho chẵn : Âm. Kể từ đây các con cháu đời sau ngài đã có tài liệu mà ý thức được thế nào là Âm, Dương. Cũng từ đây mà hậu thế mới có bộ Chu Dịch, Liên Sơn và Quy Tàng. Tiếc thay hai bộ sau đã thất truyền, có lẽ một trong hai bộ này có dạy môn bói toán chăng?
Khi chưa phân thì Thái Cực là một vòng tròn khép kín khi được tác động thì Thái Cực được phân ra thành hai Nghi là Nghi Dương và Nghi Âm. Âm, Dương từ đây quấn quít lấy nhau không tách rời, âm sinh dương, dương lại sinh âm. Sinh sinh, biền biến tạo nên một hệ tuần hoàn của vũ trụ giống như máu từ tim đi nuôi thân rồi lại trở lại tim, sinh ra muôn triệu sinh vật cũng như tĩnh vật trong vũ trụ.
Do dương là ánh sáng. Âm là bóng tối. Âm dương xoay vần nên tạo ra lúc nào sáng lúc nào tối. Từ hai Nghi sinh ra Tứ Tượng tạo nên chu kỳ thời tiết Xuân, Hạ, Thu, Đông. Tạo nên sự xoay vần của vũ trụ. Cũng vì âm dương mà một năm thay đổi từ nóng sang ôn hoà rồi lạnh giá. Cây cối từ xuân : nảy mầm, đâm nhánh; hạ : ra hoa, kết nụ; thu : lá úa biểu tượng của sự sắp suy tàn; đông : trong trạng thái ngủ hay bị hủy diệt. Theo khoa học hiện đại thì các nhà bác học nói vì trục trái đắt nghiêng nên mới có bốn mùa.
Cũng do nguyên lý âm dương này nhưng chu kỳ lâu hơn sẽ xảy ra cho con người đúng theo vòng như Xuân, Hạ, Thu, Đông và chữ được dùng khác đi là Sinh, Lão, Bệnh, Tử.
Kinh Dịch là một phuơng pháp luận của một nền học thuật Đông Phương mà khi đã gọi là học thuật thì nó không chỉ đơn thuần là một môn học được. Khi một người đưa ra một học thuật quá bao la như vậy thì những ngưòi đời sau tùy theo sự hiểu biết và học vấn mà tiếp tục vận dụng trải rộng học thuyết này thành những môn học mà một trong những môn học này là dịch bói toán.
Tôi xin có một ví do gần gũi nhất với thời đại hiện nay. Bộ máy Điện Toán là Dịch. Còn những nhu liệu sau này được tạo ra để sử dụng với máy điện toán tùy theo môn, ngành mà người sử dụng cần đến.
Xin đơn cử có hai môn học gần gũi với dịch nhất là : Thuật Phong Thủy và Thuật bói toán. Có người tin và cũng có người không tin. Người không tin phần đông là những người nghe truyền miệng chưa có dịp học để thấu hiểu hay nghiên cứu tường tận môn này. Còn người tin thì do đã có công tìm hiểu, vì sao sự việc lại xảy ra như thế và nguyên do vì đâu.
Do một số người chưa hiểu tường tận môn bói toán đã vội vã ra hành nghề nên người ta mới có câu : Bói ra ma, quét nhà ra rác”. Hay “Số cô có vợ có chồng, sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai”. Do sự diễn dịch sai lầm về số phận người khác nên môn này đã bị xem là mê tín dị đoan
Trước kia khi nghe đến Dịch là tôi đã sợ vì người ta nói khó lắm mà thật ra nó không dễ gì, vừa vào vài trang đầu là đã khô khan rồi, đành bỏ sách xuống, hẹn ngày sau sẽ đọc tiếp, ngày qua ngày, cho đến hôm nay cũng chẳng biết tí gì về dịch cả. Cho đến ngày hôm nay sau khi nghỉ hưu tôi muốn thử lại xem sao.
2/ Bạn biết thế nào là Âm Dương - Sáng tối ? Bạn có thể trình bày sơ lược về Lưỡng Nghi - Tứ Tượng - theo bạn hiểu.
Vũ trụ đã được hình thành từ nhiều triệu năm trước nhưng mãi cho đến gần năm ngàn năm sau này vua Phục Hy mới khám phá ra những khoáy trên lưng con Long Mã phân ra từng đám chẵn lẻ từ 1 đến 9 cho nên ngài mới hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ. Âm, dương trước kia cũng đã có nhưng chưa ai nhận ra, nay ngài đã nhận ra và bắt đầu ghi lại. Vạch một nét liền ( ____ ) là biểu tượng cho lẻ : Dương. Và vạch một nét đứt ( __ __ ) là biểu tượng cho chẵn : Âm. Kể từ đây các con cháu đời sau ngài đã có tài liệu mà ý thức được thế nào là Âm, Dương. Cũng từ đây mà hậu thế mới có bộ Chu Dịch, Liên Sơn và Quy Tàng. Tiếc thay hai bộ sau đã thất truyền, có lẽ một trong hai bộ này có dạy môn bói toán chăng?
Khi chưa phân thì Thái Cực là một vòng tròn khép kín khi được tác động thì Thái Cực được phân ra thành hai Nghi là Nghi Dương và Nghi Âm. Âm, Dương từ đây quấn quít lấy nhau không tách rời, âm sinh dương, dương lại sinh âm. Sinh sinh, biền biến tạo nên một hệ tuần hoàn của vũ trụ giống như máu từ tim đi nuôi thân rồi lại trở lại tim, sinh ra muôn triệu sinh vật cũng như tĩnh vật trong vũ trụ.
Do dương là ánh sáng. Âm là bóng tối. Âm dương xoay vần nên tạo ra lúc nào sáng lúc nào tối. Từ hai Nghi sinh ra Tứ Tượng tạo nên chu kỳ thời tiết Xuân, Hạ, Thu, Đông. Tạo nên sự xoay vần của vũ trụ. Cũng vì âm dương mà một năm thay đổi từ nóng sang ôn hoà rồi lạnh giá. Cây cối từ xuân : nảy mầm, đâm nhánh; hạ : ra hoa, kết nụ; thu : lá úa biểu tượng của sự sắp suy tàn; đông : trong trạng thái ngủ hay bị hủy diệt. Theo khoa học hiện đại thì các nhà bác học nói vì trục trái đắt nghiêng nên mới có bốn mùa.
Cũng do nguyên lý âm dương này nhưng chu kỳ lâu hơn sẽ xảy ra cho con người đúng theo vòng như Xuân, Hạ, Thu, Đông và chữ được dùng khác đi là Sinh, Lão, Bệnh, Tử.